5 cú sốc của sinh viên năm nhất và cách vượt qua

 5 cú sốc của sinh viên năm nhất và cách vượt qua

1. Áp lực kiến thực khổng lồ

Học đại học là những giờ học rất ngắn, giáo trên giảng trên lớp nhưng không có nhiều sự tương tác giữa thầy và trò. Sự kiểm soát, kèm cặp như cấp 3 gần như là không có. Sinh viên hầu như phải hoàn toàn tự lập và tự tiếp thu, đối mặt với khối lượng kiến thức khổng lồ. Chẳng thể sai khi chúng ta luôn được nghe câu nói: “Đại học là tự học”  bởi học không còn đơn giản là lên lớp nghe giảng, về nhà làm bài nữa mà khả năng tìm tòi, học hỏi, tự lực cánh sinh sẽ là những yêu cầu bắt buộc khi bước lên đại học. 

Vì vậy, các bạn sinh viên năm nhất của chúng mình ơi, hãy xây dựng cho bản thân kỹ năng tự học, đừng chỉ làm theo những gì thầy cô dạy trên lớp mà thay vào đó là thực hiện theo quy trình này: tìm mục tiêu môn học, học trong tài liệu và đọc thêm sách, học trên lớp và trao đổi thêm với thầy cô, thực hành chúng thông qua thực tập, đi làm…

Một số gợi ý nhỏ giúp bạn nâng cao hiệu quả trong việc học tập:

  • Lên kế hoạch học tập theo từng học kỳ, từng môn học, ngày giờ lên lớp cũng như thời gian tự tìm kiếm, phân tích thông tin bài học.
  • Chuẩn bị bài trước khi vào tiết học. Các kiến thức học yêu cầu bạn phải hiểu thậm chí là hiểu sâu. Do đó hãy đánh dấu những điều chưa nắm rõ để hỏi thêm giáo viên hoặc bạn học.
  • Tìm hiểu các phương pháp học tập và ghi chép hiệu quả giúp cho việc học được dễ dàng hơn, có hệ thống và khoa học hơn.
  • Tổng hợp lại các kiến thức đã học sẽ giúp nhớ lâu hơn và hỗ trợ tốt hơn trong các kỳ thi.

Một số phương pháp hữu hiệu được nhiều người áp dụng như:

  • Spaced reputation (học ngắt quãng thời gian): Là phương pháp lặp lại sau một thời gian ngắt quãng giúp bạn nhớ lâu hơn những gì đã học.
  • Phương pháp ghi chép Cornell: Phương pháp ghi chép giúp bạn sắp xếp lại những gì mình đã ghi chép một cách hệ thống  và tăng khả năng sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức,…
  • Mindmap (sơ đồ tư duy): Các kiến thức được tổng hợp theo dạng sơ đồ với từng chủ điểm lớn. Chủ điểm sẽ được giải thích bởi các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách tổng hợp này, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

5 Tip học tập thông minh và hiệu quả cho sinh viên 

2. Áp lực chi tiêu

Khi bước chân tới giảng đường đại học, đa phần các bạn sẽ được gia đình chu cấp sinh hoạt phí hàng tháng, tuy nhiên khi bước sang các năm học thứ 3, thứ 4, số tiền chu cấp hàng tháng từ bố mẹ nhiều khi không đủ chi trả cho tất cả các khoản từ học phí tới tiền ăn ở và các sinh hoạt khác. Chưa kể, khi lên đại học, môi trường sống thay đổi, các bạn sinh viên sẽ cần đầu tư nhiều hơn cho đồ  dùng học tập,… số tiền chu cấp sẽ không thể đủ cho tất cả nhu cầu của các bạn. Lúc này, nỗi lo về tài chính sẽ trở thành áp lực mà các bạn sinh viên cần phải đối mặt và vượt qua. 

Đừng lo lắng quá, hãy tập cho mình thói quen chi tiêu hợp lý qua việc xây dựng các hũ tiền bạc và dùng nó cho đúng mục đích. Có như vậy bạn mới dễ dàng kiểm soát chi tiêu và không bao giờ rơi vào tình trạng cháy ví. 

Quản lý tài chính siêu đơn giản với 5 bước sau

3. Áp lực mất cân bằng thời gian và cuộc sống

Cuộc sống đại học không chỉ có mỗi việc học, mà đó là sự tổng hoà của rất nhiều thứ mà bạn cần phải cân bằng như học tập, hoạt động ngoại khoá, làm thêm và cả những mối quan hệ khác. Việc cân bằng cuộc sống ở đại học trở nên khó khăn hơn khi các bạn sinh viên vừa phải giữ được kết quả học tập tốt, vừa tham gia các hoạt động ngoại khoá để trở thành một sinh viên năng động và còn có thể kiếm được một công việc làm thêm để chi trả sinh hoạt phí hàng ngày – đỡ đần bố mẹ. 

Áp lực tài chính khiến nhiều sinh viên stress

Vấn đề này hoàn toàn dễ hiểu và là tình trạng chung của sinh viên năm nhất. Các bạn hãy dành ra khoảng thời gian để nhìn nhận lại bản thân, chắt lọc những gì phù hợp và xây dựng bảng biểu cho tất cả hoạt động. Việc theo sát bảng biểu sẽ giúp bạn không bị chồng chéo hoạt động mà vẫn có thời gian rảnh cho các mối quan hệ. 

4. Áp lực đồng trang lứa

Tại môi trường đại học, bạn sẽ được tiếp cận với môi trường tập hợp tất cả các bạn trẻ tài năng trên khắp mọi miền của tổ quốc. Các bạn sẽ bắt gặp từ lớp, trường và trên khắp các mặt báo về những sinh viên có thành tích học tập khủng, có quá trình hoạt động ngoại khóa xuất sắc, những dự án khởi nghiệp hay những sinh viên đã bắt đầu đi thực tập trong các tập đoàn lớn từ ngay những năm đầu đại học. 

Để vượt qua nỗi sợ này, trước hết bạn phải học cách chấp nhận và yêu thương bản thân. Mỗi chúng ta là cá thể khác nhau và mang thế mạnh khác nhau vì vậy không thể áp đặt hay so bì. Thay vào đó, bạn cần xác định điểm mạnh cá nhân và tập trung phát triển nó.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *