5 Phương pháp giúp bạn kiềm chế cảm xúc tốt nhất

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc mất bình tĩnh và cáu giận. Giải tỏa cảm xúc là bình thường nhưng nếu lạm dụng nó sẽ gây nhiều phiền toái đến người khác và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, cuộc sống cá nhân. Cùng 4SV khám phá 5 phương pháp giúp bạn ứng phó với các cơn giận giữ của mình.
1. Tránh suy nghĩ tiêu cực
Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nỗi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nỗi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Tập trung tìm vấn đề chứ không tranh cãi
Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.
3. Không kỳ vọng quá nhiều
Theo nhà tâm lý học Bernard Golden, tác giả cuốn sách Overcoming Destructive Anger: Strategies That Work (Vượt qua cơn tức giận: Những chiến lược hiệu quả), phần lớn cơn giận dữ bắt nguồn từ những kỳ vọng không thực tế về bản thân, về người khác và thế giới này. Đã bao giờ bạn rơi vào những tình huống trái ý muốn để rồi phải thốt lên rằng: Tại sao cuộc sống lại bất công như vậy? Sao người khác lại đối xử với tôi như vậy? Nếu người ấy thực sự yêu tôi, họ không nên làm như vậy… Để tránh những cảm xúc tiêu cực, bạn hãy ngừng đặt kỳ vọng vào những điều mình không thể kiểm soát được. Hãy tập trung vào những việc nằm trong khả năng của bản thân và chỉ dành thời gian cho những người thực sự quan trọng.
4. Học cách đối mặt với khó khăn
Trong cuộc sống, giao tiếp chúng ta thường xuyên gặp phải những khó khăn phải đối mặt, vì thế, thay vì trốn tránh, bạn đương đầu với khó khăn và tìm cách vượt qua chúng. Không chỉ trích người khác, mà học cách tranh luận để kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân.
5. Học cách giải tỏa cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn nên học cách giải tỏa cảm xúc trước khi trở nên tức giận.
- Chia sẻ những cảm xúc với những người bạn tin tưởng như gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn giải tỏa được những cảm xúc căng thẳng và lấy lại niềm vui trong cuộc sống.
- Để tránh cơn giận ngay tức thời, bạn có thể nghĩ đến những chuyện vui mà mình đã trải qua, câu chuyện hài hước đã từng đọc nghe ở đâu đó hay uống một cái gì đó thật lạnh,… Những hành động này sẽ giúp làm giảm nóng giận để làm chủ bản thân tốt hơn.
- Tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức lực của cơ thể, giúp tinh thần khỏe mạnh, tránh những căng thẳng để kiểm soát được cảm xúc, tránh tức giận.