9 kỹ năng mềm sinh viên cần có để “hạ gục” nhà tuyển dụng

Xác định nhà tuyển dụng muốn gì và thể hiện được điều đó sẽ giúp sinh viên không lo trượt phỏng vấn. Cùng 4SV điểm danh những kỹ năng mềm cần thiết khi bước chân vào bất cứ doanh nghiệp, công ty nào nhé.
1. Kỹ năng giao tiếp
Bản chất cuộc sống của con người là các dòng hoạt động liên tục và nối tiếp nhau. Việc giao tiếp giữa người với người không bao giờ ngừng nghỉ, từ khi sinh ra cho đến lúc mất.

Người ta cũng đánh giá rằng giao tiếp là nhân tố đóng góp phần lớn cho sự thành công. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mềm sinh viên cần phải chú trọng nhiều nhất. Các bạn nên rèn luyện việc này mỗi ngày, tìm thêm tài liệu và tham gia những buổi hội thảo về đề tài này. Khi cầm trên tay chiếc chìa khóa “giao tiếp tốt”, bạn đã nắm chắc đến 85% sự thành công.
5 Bước cải thiện kỹ năng giao tiếp
2. Biết đưa ra quyết định và xử lý vấn đề
Chúng ta thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Khi cuộc sống đưa ra nan đề, chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để giải quyết chúng sao cho vẹn toàn.
Với mỗi quyết định và cách giải quyết đúng đắn, chúng ta có thể mang lại thành công cho bản thân. Ngược lại, với mỗi cách giải quyết sai, cuộc sống của bạn có thể gặp thêm rất nhiều rắc rối. Tuy nhiên, ra quyết định và giải quyết vấn đề không phải là việc dễ thực hiện. Kỹ năng mềm này đòi hỏi suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo và kinh nghiệm. Vì thế, để rèn luyện kỹ năng này, sinh viên nên đọc nhiều sách và học hỏi từ những người xung quanh.
3. Kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp
Để đạt được thành công trong cuộc sống điều đầu tiên bạn cần phải có chính là mục tiêu của bản thân. Bởi lẽ, có mục tiêu mới có động lực để phấn đấu, nổ lực vươn lên đạt được đó. Chính vì vậy mà kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp là vô cùng quan trọng đối với bản thân mỗi người. Mục tiêu phù hợp sẽ giúp con người sống có mục đích, biết quý trọng cuộc sống của mình và đặt mình vào cuộc sống có ý nghĩa. Ngược lại, cuộc sống sẽ trở nên vô vị và có thể dẫn đến lệch lạc. Có mục tiêu, bạn sẽ tự biết cách vạch ra cho mình những bước đi cụ thể trong cuộc đời mình, lên kế hoạch rạch ròi từng dự định nhỏ để đặt được mục tiêu đó, và hiển nhiên cuộc sống của bạn sẽ khoa học và hợp lý hơn nhiều.

4. Kỹ năng làm việc nhóm
Tục ngữ có câu “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đúng vậy, sự thành công của mỗi người chẳng bao giờ có được nếu như chỉ có một mình bạn, mà bên cạnh bạn phải có sự giúp đỡ của những người khác, những người cộng sự, đối tác hay các thành viên trong một nhóm. Vì vậy mà các nhà tuyển dụng luôn đặc biệt quan tâm đến kĩ năng làm việc nhóm của nhân viên, đó là sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý, là sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc của các thành viên. Đây là một điểm yếu của người Việt nam, rất nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi nhưng khi phỏng vấn tìm việc làm vẫn rớt hoặc được đánh giá thấp về kỹ năng mềm này.
Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm với 5 bước này
5. Kỹ năng thuyết trình tự tin, năng động và thuyết phục
Môi trường đại học là môi trường mở cho các bạn sinh viên tự do thể hiện và khẳng định bản thân, qua đó cũng trau dồi và học hỏi thêm thường ngày. Với hàng loạt những bài báo cáo, tiểu luận mà các giảng viên giao cho, sau khi hoàn thành phần nội dung thì phần quan trọng nhất là trình bày những vấn đề đã tìm hiểu đến người khác. Đó chính là kĩ năng thuyết trình, một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng và cần thiết trong công việc và học tập.
Làm thế nào để thuyết trình trôi chảy, tự tin, và thuyết phục thực sự là câu hỏi khó đối vớ nhiều bạn sinh viên hiện nay. Vì áp lực đứng trước đám đông khiến bạn không đủ tự tin, không thể nắm bắt và nhờ lòng lòng những nội dung đã thảo luận, làm thế nào để phần trình bày của mình thuyết phục và ấn tượng, khiến người nghe cảm thấy hứng thú. Điều đó đòi hỏi cả một quá trình rèn luyện, học hỏi, thực hành và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
6. Kiểm soát cảm xúc và hành vi
Cảm xúc chính là linh hồn sống trong mỗi con người quyết định rất lớn đến thái độ, lời nói cũng như hành vi. Chính vì vậy mà kĩ năng kiểm soát cảm xúc rất quan trọng. Một người thành công là một người không để cảm xúc xen lẫn vào công việc và điều khiển hành vi của mình. Bởi lẽ cảm xúc tiêu cực cũng sẽ gây ra những lời nói, hành vi tiêu cực, thậm chí là dẫn đến những hậu quả khó lường. Vì vậy, các bạn sinh viên hãy tập cách kiềm chế cảm xúc của mình, bình tĩnh suy nghĩ thấu đáo mọi việc để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp những vấn đề xung quanh. Đó cũng là một cách duy trì những mối quan hệ tốt đẹp.
5 Phương pháp giúp bạn kiềm chế cảm xúc tốt nhất
7. Kỹ năng lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình
Những lời phê bình từ người khác thường rất khó để lắng nghe và tiếp thu. Thế nhưng, việc tiếp nhận các góp ý mang tính tích cực này lại giúp các bạn sinh viên thay đổi và hoàn thiện bản thân hơn.
Trước tiên, khi nghe những lời nhận xét đó, bạn cần giữ được thái độ bình tĩnh, tỉnh táo và có thái độ ứng xử phù hợp, lịch sự. Sau đó suy nghĩ một cách cẩn thận về lời phê bình này để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Cố gắng thay đổi dần dần, từng chút một trên cơ sở phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.
8. Thành thạo tin học văn phòng
Cuối cùng, kỹ năng mềm mà mọi sinh viên đều cần trang bị cho mình là kỹ năng tin học văn phòng. Bởi bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi nhân viên biết cách sử dụng máy tính và các phần mềm cơ bản như Word, Excel, Powerpoint.

Ngay từ khi còn học phổ thông, các bạn đều đã được nhà trường đào tạo những kỹ năng này. Tuy nhiên, nhiều bạn còn chủ quan, không chịu rèn luyện, dẫn đến “mù IT” và bỡ ngỡ khi được giao những công việc hết sức đơn giản như gõ tài liệu, tính toán hay làm slide trình chiếu.
Giữa một ứng viên giỏi tin học văn phòng và một người mù mờ công nghệ thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ chọn nhân sự có thể đảm nhiệm tốt những công việc văn phòng cơ bản rồi!
9. Kỹ năng quản lý thời gian
Quản lý thời gian là điều tạo nên sự khác biệt giữa người bận rộn và người năng suất. Thông thường khi đi làm, bạn sẽ dễ bị stress do việc bị giao quá nhiều công việc mà thời hạn thì luôn gấp gấp. Nếu bạn biết phân bổ thời gian và ưu tiên thứ tự cho từng công việc, bạn sẽ luôn luôn biết những gì bạn đang làm và lý do tại sao bạn đang làm nó. Từ đó, hiệu suất và năng suất công việc sẽ tăng lên đáng kể. Bạn sẽ không phải thắc mắc “Tại sao lại bị trễ tiến độ?”, “Tại sao việc gì cũng không xong?”.
5 Tip quản lý thời gian hiệu quả sinh viên không nên bỏ qua
“Thời gian là vàng bạc” Nếu muốn thể hiện mình trong mắt nhà tuyển dụng, đừng bao giờ sử dụng thời gian một cách lãng phí.