Quản lý tài chính siêu đơn giản với 5 bước sau

 Quản lý tài chính siêu đơn giản với 5 bước sau

Hình thành thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp bạn tránh các rủi ro về tài chính, đặc biệt là các khoản nợ. Cùng 4SV khám phá các tip quản lý tài chính hiệu quả dưới đây nhé.

1. Tổng hợp nguồn thu nhập hàng tháng

Bạn cần biết mình có được bao nhiêu tiền trước khi đưa ra quyết định chi tiêu hàng tháng, tránh rơi vào tình trạng chi vượt mức thu. Đối với các bạn sinh viên, nguồn thu nhập chủ yếu đến từ các khoản chu cấp của gia đình, tiền lương làm thêm part-time hoặc các hoạt động kinh doanh, như phát tờ rơi, nhân viên phục vụ nhà hàng, ….

2. Quản lý tài chính bằng việc ghi lại những khoản chi tiêu

Bạn không nên nhầm bước này với bước ở trên nhé. Bước ở trên là những khoản chi tiêu cố định, là những khoản bạn đã hình dung ra được. Còn đây sẽ là danh sách những khoản chi tiêu phát sinh mà bạn chưa có kế hoạch trước. Danh sách này sẽ phản ánh thói quen chi tiêu của bạn. Ngoài những sự kiện khách quan như đám tiệc, tân gia nhà bạn,… thì sẽ có cả những sự kiện chủ quan như bạn chỉ muốn mua thỏi son đang giảm giá hay mẫu giày vừa mới được tung ra mà không quan tâm đến việc quản lý tài chính của mình. Lúc này, bạn cũng sẽ tiếp tục đánh giá thói quen chi tiêu và có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Ghi lại chi tiết tiêu dùng là cách phổ biến giúp bạn quản lý tài chính cá nhân

3. Tránh hoặc giảm thiểu tối đa các khoản nợ

  • Chi tiêu đúng mực: chỉ chi tiêu những thứ đã được ghi trong danh mục chi tiêu hàng tháng. Tham khảo ý kiến của bạn bè và người thân trước khi quyết định mua sắm một đồ dùng giá trị ngoài danh mục này.
  • Vay mượn khi cần thiết: tiền vay mượn không phải là một loại thu nhập, đó là một khoản chi tiêu có giá trị bằng “lãi suất 0%” do được vay từ người thân quen. Chỉ nên vay mượn để chi cho những khoản trong danh mục “Chi tiêu thường xuyên”.
  • Không sử dụng các dịch vụ thẻ tín dụng: nếu bạn chưa tìm hiểu các loại chi phí, lãi suất, phí giao dịch…của các loại thẻ tín dụng đó.

4. Lập cho mình một khoản tiết kiệm

Đừng chỉ nói suông là tiết kiệm, đừng chỉ dè xẻn trong việc chi tiêu đến mức bị đánh giá là keo kiệt mà hãy tiết kiệm có kế hoạch bằng việc đặt ra các mục tiêu cụ thể. Ví dụ như, nêu ra lý do của hành động cắt giảm chi tiêu, khoảng thời gian thực hiện… Điều này sẽ giúp bạn tiến tới mục đích nhanh hơn, hạn chế sử dụng các khoản tiền một cách không kiểm soát.

Các bạn có thể cân nhắc các gói tiết kiệm ở ngân hàng hoặc tải các app tiết kiệm như Level Money, Credit Karma,…

Một khoản tiết kiệm lâu dài chưa bao giờ là thừa

Mặt khác, việc sở hữu các khoản tiết kiệm cũng giúp cho mỗi người có thể xoay xở được trong các tình huống khẩn cấp, như ốm đau, hư hỏng đồ đạc…

5. Lập bảng cân đối ngân sách khi quản lý tài chính

Từ những khoản thu, chi và tiết kiệm kể trên, hãy lập ra cho mình một bảng cân đối ngân sách. Việc này thực chất không quá khó khăn khi bạn đã hoàn thành những bước trước đó. Đây chỉ là chiếc bảng kê khai lại, tổng hợp những gì cần chi và thể hiện ngân sách của bạn là bao nhiêu.

Cũng như việc ghi chép các khoản chi tiêu, ngoài phương thức truyền thống là viết tay, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến những phần mềm, ứng dụng hỗ trợ để tăng tính hiệu quả và sinh động cho bảng ngân sách của mình.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *