Sinh viên cần biết 6 điều sau trước khi tốt nghiệp

Năm cuối sẽ không còn đáng sợ nếu sinh viên biết những điều sau trước khi bước chân vào môi trường làm việc mới.
1. Nắm vững kiến thức chuyên môn
Điều căn bản nhất để có một công việc như ý là phải nắm vững kiến thức chuyên môn. Dù bạn đang theo học ngành nghề, lĩnh vực gì đi chăng nữa, khi nắm được kiến thức chuyên môn công việc của bạn sẽ trở lên dễ dàng. Hơn nữa, nếu bạn có một bảng điểm đẹp, bạn có thể dễ dàng gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng sau này.
2. Kỹ năng ngoại ngữ và tin học văn phòng
Chứng chỉ ngoại ngữ và tin học là chứng chỉ không thể thiếu nếu bạn muốn có được một công việc tốt. Ngày này, hầu như điều kiện để ra trường của các trường đại học đều là chứng chỉ toeic từ 450 điểm trở lên. Nếu bạn là người giỏi ngoại ngữ, thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các công ty nước ngoài.

Chứng chỉ tin học cũng quan trọng không kém gì chứng chỉ ngoại ngữ. Tùy thuộc vào từng chuyên ngành khác nhau mà bạn lựa chọn thi chứng chỉ tin học phù hợp. Hiện nay, có 3 loại chứng chỉ tin học phổ biến nhất. Đó là chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin, chứng chỉ tin học văn phòng quốc tế MOS, chứng chỉ tin học quốc tế IC3.
Vậy để có một công việc tuyệt vời sinh viên năm cuối nhớ chuẩn bị cho cho mình các chứng chỉ về ngoại ngữ và tin học trước khi ra trường nhé!
Chứng chỉ tiếng Anh nào dành cho bạn?
3. Một kỳ thực tập nghiêm túc
Là sinh viên, năm cuối tất cả các sinh viên đều có một kì thực tập. Và trong thị trường làm việc cạnh tranh như hiện nay, kinh nghiệm thực tập là điều cần phải có, và các nhà tuyển dụng sẽ có thể chú ý đến việc bạn thực tập tại đâu, trải qua vị trí nào và có kinh nghiệm ra sao. Và nếu bạn đã trải nghiệm thực tập từ mùa hè năm trước hoặc ngay trong cả năm học tại môn đơn vị nào đó thì đây cũng là một điểm sáng trong CV, theo Tri thức trẻ.

Nếu bạn có một kì thực tập nghiêm túc, giá trị bạn nhận được sẽ là sự trải nghiệm thực tế với chuyên ngành học của mình. Đồng thời cũng mở rộng thêm các mối quan hệ. Do đó, hãy xem thực tập như một công việc đầu tiên bạn bắt đầu. Đừng xem nhẹ nó và chỉ làm cho có hình thức, đã đến lúc bạn phải đi ra ngoài và có được một số kinh nghiệm từ thực tế chứ không phải chỉ trong sách vở.
4. Khám phá các con đường sự nghiệp khác nhau
Năm cuối là giai đoạn chuyển giao giữa môi trường học và đi làm. Để bớt áp lực đồng trang lứa và hoảng loạn, các bạn sinh viên cần xác định rõ bản thân phù hợp với ngành nghề nào và xây dựng lộ trình thăng tiến ra sao. Bước này càng rõ ràng, chắc chắn bao nhiêu, bạn sẽ hạn chế hoảng loạn bấy nhiêu.
Hiện nay, nhiều công ty, doanh nghiệp đã mở ra các buổi talkshow tư vấn, định hướng cho các bạn sinh viên năm cuối. Tuy chỉ là vài tip nhỏ nhưng sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong xác định công việc và phát triển kỹ năng
5. Xây dựng networking tốt
Không thể phủ nhận một sinh viên có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt sẽ thuận lợi hơn trong công việc. Vì những bạn trẻ này biết mình cần làm gì, tìm ai để học hỏi và kết nối với họ thế nào trong suốt chặng đường phát triển của mình.
Các bạn sinh viên còn e ngại không biết làm sao để tăng networking có thể bắt đầu từ những mối quan hệ gần nhất như anh chị khóa trên, thầy cô. Đây cũng là một kênh kỹ năng và kinh nghiệm hữu ích cho bạn tham khảo trước khi lựa chọn công việc.
6. Xây dựng kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
9 kỹ năng mềm sinh viên cần có để “hạ gục” nhà tuyển dụng
Có rất nhiều kỹ năng cần học nhưng chúng ta cần xác định những kỹ năng nào sẽ phục vụ chính khi bước vào môi trường làm việc và tập trung phát triển nó. Việc xác định đúng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng và trên hết bạn sẽ thích nghi nhanh với chốn công sở.