[HN] MỞ ĐƠN THAM DỰ TỌA ĐÀM VĂN HỌC LIT WONDERS 2023
![[HN] MỞ ĐƠN THAM DỰ TỌA ĐÀM VĂN HỌC LIT WONDERS 2023](https://4sv.vn/wp-content/uploads/2023/05/344559732_554571980120748_6548390236573044627_n-850x560.jpg)
[MỞ ĐƠN THAM DỰ TỌA ĐÀM VĂN HỌC LIT WONDERS 2023]
Link đơn: https://bit.ly/ToadamVanhoc
Đối tượng tham dự: Tất cả mọi người có niềm yêu thích với nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng.
Hạn đăng ký: 23h59’ 13/05/2022
——————————
1. Ý nghĩa tên gọi “𝑯à Nội – Phố cùng Em ở lại”
Nhắc đến Hà Nội xưa, người ta nhớ đến phố cũ Hà Nội. Trong những con phố cổ, Hà Nội hiện diện trên gam màu bền bỉ, thường là xám xanh, đôi khi chói bùng một đốm đỏ ngân nga trên cánh áo qua đường. Phố cổ là một tín hiệu thẩm mỹ của Hà Nội, một chỉ dấu của văn hóa. Nhắc đến Hà Nội từ thuở còn mang danh là Thăng Long, ta đều cùng biết với nhau, gọi phố cổ bằng cái tên thân thương “Hà Nội 36 phố phường”. Từng mảng tường, từng ngói phố, tất cả đều mang đậm dáng dấp, hơi thở của Hà Nội.
Nếu Phố cổ được nhân cách hóa, tượng trưng cho văn hóa Hà Nội trên bình diện vật chất, một hình thức thẩm mỹ tồn tại bền bỉ cùng năm tháng; thì Em – lại đại diện cho một nàng Thơ, một nội dung tinh thần hiện diện mơ hồ trong tâm trí của các văn nghệ sĩ. Phố cổ được thổi hồn từ Em, hay Em mang trong mình linh hồn Phố cổ. Em là hồn thơ đại diện cho chủ nghĩa lãng mạn, là thần hứng của kẻ thi sĩ trút ngàn năm vào tác phẩm nghệ thuật. Hà Nội từ đây, là sự cộng hưởng từ Phố và Em, vừa cổ kính vừa trữ tình duyên dáng, đó là bản sắc cốt lõi mà sự kiện LiT Wonders muốn hướng đến.
Phố và Em song hành cùng nhau, đều “ở lại” và sống cùng Hà Nội sau bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, làm nên một Hà Nội trầm lắng mà giàu chất thơ, một Hà Nội để thương để nhớ trong tâm hồn con người hôm nay và mai sau…
2. Chủ đề tọa đàm: Đi tìm ý niệm về Hà Nội qua các phương tiện thực hành văn hoá
“Có một ý niệm về Hà Nội…”
Trong một bài phỏng vấn với báo Công an nhân dân, nhà văn Nguyễn Trương Quý từng chia sẻ: “Có một Hà Nội mang tính ý niệm đã được đóng đinh trong tâm trí chúng ta”. Song, những ý niệm ấy không tồn tại một cách chân không và trừu tượng, mà được thực hành ngay trong chính đời sống sinh hoạt của con người. Chính vì thế, tọa đàm mong muốn đi sâu và tìm hiểu Hà Nội như một đối tượng văn hóa, nhìn thấy các ý niệm được biểu đạt và truyền tải trong những phương tiện thực hành văn hóa khác nhau, xuất phát từ chính những điều thân thuộc nhất, gần gũi nhất với người Hà Nội. Tọa đàm dành sự quan tâm đặc biệt đến văn học – như một cách thức thực hành bản sắc văn hóa, nhưng cũng vừa là không gian cho phép những kinh nghiệm khác lạ về Hà Nội được quyền cất lên tiếng nói. Từ đó, tọa đàm hy vọng tạo ra không gian đối thoại, gợi mở cho những bạn trẻ quan tâm về đời sống văn hóa Hà Nội.
3. Mục đích tổ chức
Sự kiện LiT Wonders được thực hiện dựa trên nguyên tắc 3N3C
Nung nấu tình yêu, truyền tải thông điệp bản sắc, văn hóa của Hà Nội cùng thế hệ trẻ, thông qua phương tiện là văn học và các loại hình nghệ thuật khác.
Nỗ lực kiến tạo không gian trao đổi kiến thức và đối thoại với các bạn học sinh, sinh viên, những người có niềm yêu mến, quan tâm tới văn hóa – lịch sử Hà Nội.
Nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ trong công cuộc giữ gìn bản sắc văn hóa Thủ đô nói riêng, cũng là gìn giữ những giá trị tinh thần tốt đẹp thuộc về một trong những vùng đất văn hóa trung tâm của đất nước.
Cung cấp kiến thức, phương pháp tiếp cận một vùng đất địa lí, dựa trên góc độ văn hóa, nghệ thuật
Chia sẻ những quan điểm, suy nghĩ qua những bài viết của các chuyên gia nghiên cứu, phê bình uy tín, các bạn học sinh, sinh viên có cùng niềm đam mê, sở thích, tạo ra những góc nhìn phong phú và đa chiều..
Chung tay lan tỏa một ý niệm đẹp đẽ về Hà Nội, đã và đang tồn tại sống động qua thời gian và năm tháng; đồng thời, giúp thế hệ trẻ ngày hôm nay ý thức hơn trong hành trình hoàn thiện chính mình, vươn tới những giá trị tốt đẹp và nhân văn.
4. Đối tượng hướng tới
Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tất cả mọi người có niềm yêu thích với nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng.
5. Phương thức đăng ký:
Mở bán vé đăng ký tham dự sự kiện
Chi phí: Miễn phí vé vào cửa
6. Hình thức tổ chức: trực tiếp
– Thời gian: Chủ nhật ngày 14/05/2023 (Buổi sáng)
– Địa điểm: Bảo tàng Hà Nội (Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội)
________________________________
Thông tin liên hệ:
HOTLINE:
Nguyễn Yến Nhi (Trưởng Ban tổ chức): 0966412006
Nguyễn Hà My (Phó Ban tổ chức): 0936100769
Nguyễn Diệu Linh (Trưởng ban Truyền thông): 0936248476
EMAIL: [email protected]